Trong số 62 doanh nghiệp cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ, MobiFone và VNPT – Công ty mẹ là 2 trong 4 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Phát biểu tại hội nghị này, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tập trung chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phấn đấu quyết liệt, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2019. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tạo thuận lợi cho các tập đoàn, tổng công ty sản xuất kinh doanh, trong đó có thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tiếp nhận 12 dự án yếu kém của Bộ Công Thương và đã đề xuất một số giải pháp khắc phục, xử lý.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu những tồn tại của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thời gian qua như còn tình trạng chậm thực hiện một số công việc quan trọng, chậm phê duyệt chức danh quản lý của một số tập đoàn, tổng công ty; chậm cổ phần hóa thoái vốn. Còn một số tập đoàn, tổng công ty chưa hoàn thành nhiệm vụ lợi nhuận, doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước.
Việc sắp xếp lại nhà, đất của các tổng công ty, tập đoàn còn vướng mắc khiến cổ phần hóa thoái vốn bị chậm. Một số cán bộ chưa bám thực tiễn nên giải quyết nhiệm vụ chưa thuyết phục, gây chậm trễ thời gian dài. Chất lượng thẩm định, phê duyệt đối với một số dự án đầu tư còn thấp.
Thủ tướng nhấn mạnh, nếu không đầu tư phát triển sẽ thua cuộc ngay trên sân nhà, trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân đến 20 tỷ USD, đã có thêm 140 nghìn doanh nghiệp tư nhân với số vốn bình quân 12 tỷ đồng, còn các dự án đầu tư phát triển của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lại không đạt tiến độ.
" alt=""/>Thủ tướng nhắc siêu Ủy ban chậm cổ phần hóa doanh nghiệp, VNPT và MobiFone sẽ ra sao?Micro kèm loa hát karaoke
Xét về tính linh hoạt thì loại micro kèm loa hát karaoke này được đánh giá cao bởi thiết kế nhỏ gọn dễ mang theo bên người. Kết cấu của thiết bị này gồm cấu trúc một đầu là micro thu âm, đầu kia là loa trên cùng một thân sản phẩm.
![]() |
Micro kèm loa di động có kiểu dáng nhỏ gọn, phù hợp với việc hát karaoke nhóm nhỏ - Ảnh: H.Đ |
Cách sử dụng micro này để hát khá đơn giản, bạn chỉ cần kết nối với nguồn phát nhạc phổ biến như smartphone, tablet thậm chí máy tính thông qua kết nối không dây Bluetooth (hoặc thậm chí có dây) là có thể vừa hát vừa thưởng thức chính giọng hát của mình từ loa tích hợp ngay bên dưới micro.
Mức giá của micro kèm loa hát karaoke dao động từ 200.000 đồng đến hàng triệu đồng tùy theo nhãn hiệu, số lượng & công suất loa, các tính năng điều chỉnh, khả năng phát nhạc qua thẻ nhớ, thu âm bài hát hay kèm thêm đèn LED nhấp nháy…
Công suất của âm thanh ra loa tích hợp trên micro khá thấp, dao động phổ biến ở mức 3W-4W nên một số micro sẽ đi kèm giắc âm thanh cho phép xuất âm ra loa rời với công suất lớn hơn.
Các micro hát karaoke thường đi kèm viên pin sạc có dung lượng từ 1.000mAh – 3.000mAh với thời gian sạc đầy tầm 2 giờ và cho phép sử dụng từ 2-4 giờ.
Hầu hết các micro này đều có xuất xứ từ Trung Quốc nên khi mua cần ưu tiên chọn những nơi bán cung cấp thời gian bảo hành dài, hỗ trợ 1 đổi 1 trong 1 thời gian nhất định để có thể yên tâm hơn khi sử dụng.
Loa kéo di động
Đây là loại thiết bị phổ biến và được ưa chuộng nhất cho nhu cầu hát karaoke di động bởi tính năng linh hoạt cũng như mức giá trung bình so với hai loại thiết bị còn lại trong bài.
Tương tự như micro kèm loa, những chiếc loa di động sẽ đi kèm với 1 hoặc 2 micro kết nối không dây để phục vụ nhu cầu ca hát linh hoạt. Để hát karaoke, loa di động vẫn cần đến một nguồn phát nhạc được kết nối không dây hoặc có dây.
" alt=""/>Sắm âm thanh di động hát karaoke dịp Tết